[toc]Dấm tỏi ớt ngâm tại nhà để ăn kèm với các món bún, phở…hay là có 1 đĩa tỏi ớt ngâm giấm ngon để ăn kèm với cá, thịt, giúp món ăn có thêm gia vị, đỡ ngán. Tỏi ngâm dấm có tác dụng rất tốt trong việc đề phòng các bệnh tim mạch. Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch ngăn ngừa sơ cứng động mạch, suất huyết não… Tỏi còn giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu. Hôm nay Dấm Thủy Tâm sẽ hướng dẫn chị em cách làm dấm tỏi ớt thơm ngon này nhé.
1. nguyên liệu:
– Ớt tươi: 500gr
– Tỏi: 100g
– Giấm gạo: 500ml ( sử dụng Dấm gạo Thủy Tâm để đảm bảo chất lượng)
– Muối: 1 muỗng cà phê
– Đường: 10g
2. Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Ớt- nên chọn những trái ớt còn tươi, chưa rụng cuống, không bị dập hay vỏ ngoài bị sần sùi, màu đỏ và xanh, giòn, có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình. Ớt làm sạch, rửa bằng nước muối pha loãng, vớt ra rổ, để thật ráo.
– Tỏi – Nên chọn tỏi già, tránh chọn tỏi non. Tỏi non khi ngâm sẽ dễ bị xanh. Bóc thử 1 củ thấy lớp vỏ trong dày và cứng, có lớp màng nhớt bao phủ củ tỏi, bẻ đôi củ tỏi thấy 1 cái búp mầm non ở giữa thì là tỏi non. Tỏi già thì lớp vỏ củ thỏi không có lớp nhớt. Chú ý củ tỏi ta thường có màu tía và nhỏ hơn tỏi Trung Quốc. Bạn bóc sạch vỏ rửa tỏi bằng nước ấm nhé, tránh rửa bằng nước lạnh khi ngâm giấm tỏi sẽ chuyển sang màu xanh.
– Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh. Hũ thủy tinh phải được rửa sạch, tráng lại bằng nước sôi rồi để thật khô trước khi ngâm ớt tỏi.
– Tiếp đến là làm hòa giấm. Ngon nhất vẫn là dùng dấm nuôi (dấm nhà) để ngâm. giấm bạn hòa với muối và đường, đun sôi (1 lít giấm sử dụng 500g đường) để nguội.
Bước 2: Thực hiện
– Cho ớt, tỏi xếp gọn vào trong lọ. Khi xếp vào hũ bạn nhớ nhẹ tay (để ớt không bị dập) thì nước ngâm mới trong và đẹp
– Đổ giấm đường muối đã đun sôi để nguội vào đầy hũ, phải đảm bảo ớt tỏi ngập trong nước giấm