1.Nguyên liệu
2.Sơ chế nguyên liệu
– Gạo trắng:
+ Vo sạch, nấu thành cơm;
+ Sau đó, ngâm cơm với 1,5 lít nước sạch, cho vào tủ lạnh, để qua đêm.
– Trứng gà: tách lấy lòng trắng (nguyên liệu này sẽ được sử dụng sau khi giấm đã lên men và dậy mùi thơm, khoảng 4 tuần sau);
– Lọ thủy tinh, nồi nấu: rửa sạch, úp ngược cho thật ráo.
3. Cách làm
– Sau khi cơm đã được ngâm qua đêm trong tủ lạnh, bạn lấy ra, dùng miếng vải trắng sạch, bọc hỗn hợp cơm lại, vắt kỹ, lọc lấy nước, (nếu không có tủ lạnh, bạn có thể ngâm bên ngoài từ 5-6 tiếng nhé), dùng bát đong xem được bao nhiêu bát nước;
– Tính theo tỷ lệ, cứ 4 bát nước cho thêm 2,5 bát đường, khuấy đều đến khi tan;
– Cho hỗn hợp nước cơm + đường đã đánh tan này vào nồi, bắc lên bếp nấu với lửa vừa trong 30 phút, rồi tắt bếp, để nguội;
– Trộn hỗn hợp với men bia theo đúng tỷ lệ 1:1 rồi cho vào lọ thủy tinh để hỗn hợp lên men trong vòng 1 tuần và sẽ có mùi thơm đặc trưng của giấm gạo sau 4 tuần;
– Sau 4 tuần, bạn lấy giấm ra, cho vào nồi đun sôi với 2 lòng trắng trứng gà, vớt hết lòng trắng ra, để nguội rồi cho giấm vào lọ thủy tinh dùng dần nhé.
4.Yêu cầu của giấm gạo sau khi chế biến
– Giấm gạo có màu trong, dậy mùi thơm hấp dẫn;
– Giấm được lên men đều, có vị chua vừa, không có kết tủa;
– Bạn nên bảo quản giấm gạo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng để giấm gạo không bị mất chất nhé.